Tin tức

Tin tức thị trường

CƠ HỘI ĐẦU TƯ SÁNG GIÁ TẠI VIỆT NAM 

Dự báo từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) (tháng 4/2023) cho biết, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, bất chấp tác động của đại dịch COVID-19. Nền kinh tế Việt Nam trong 5 năm qua đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhờ vào sự gia tăng nhu cầu trong nước, ngành công nghiệp chế biến và chế tạo phát triển mạnh, cùng với lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài không ngừng tăng.

Tổng quan đầu tư Việt Nam 

Dựa vào các sự kiện liên quan về tình hình Trung Quốc, gần đây những tập đoàn nổi tiếng trên thế giới đã có những quyết định di chuyển dần cơ sở sản xuất sang Việt Nam. Cụ thể là Apple đã đưa 11 công ty tham gia chuỗi cung cấp tới Việt Nam, tập đoàn LEGO đã khởi công xây trung tâm sản xuất tại Bình Dương giá trị gần 1 tỷ USD sẽ sớm đi vào sản xuất khoảng 2024. Việc Trung Quốc đóng giới hạn về sản xuất đã thôi thúc các tập đoàn, nhà đầu tư lớn muốn tìm hiểu về điểm đầu tư mới có thể giảm dần tình trạng phụ thuộc tại đất nước này. Do đó, Việt Nam là một trong danh sách những điểm hấp dẫn số một hút vốn đầu tư nước ngoài.
hinh anh dau tu viet nam

Theo số liệu đầu tư ra nước ngoài tháng 1 năm 2023 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư thì tính hết tháng 1, tổng số vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là gần 1.7 tỷ đô la Mỹ. Điều này được lý giải là vì trong năm có hai kỳ nghỉ lớn là Noel và Tết Âm lịch có kỳ nghỉ kéo dài. Mặc dù sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022 song tổng số vốn đăng ký đầu tư mới là 48.5% so với cùng kỳ năm trước. Trong tổng số 17/22 ngành thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài thì ngành chế tạo đang dẫn đầu và theo sau lần lượt mới là logistic với 4.9%, ngành khách sạn và du lịch với tỷ lệ 3.6%.

Chính sách ưu đãi đầu tư Việt Nam

Chính phủ Việt Nam đã luôn có những nỗ lực lớn nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế và khung pháp luật. Đầu tiên có thể nói đến sự sửa đổi và cho ra đời Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư Việt Nam năm 2014 đã giúp giảm bớt các quy định gây khó khăn và phiền hà đối với cộng đồng doanh nghiệp. Từ đó mà những doanh nghiệp FDI đã được tạo môi trường tốt hơn nữa mới yên tâm đầu tư phát triển

Thêm vào đó, trong năm 2020, Việt Nam đã thuộc top 70 nền kinh tế hàng đầu (Theo Chỉ số Cạnh tranh của World Bank). Cuối 2020, Quốc hội đã phê chuẩn sửa Luật Kế hoạch và Đầu tư dự kiến đã có hiệu lực vào đầu năm 2021. Nhờ các động thái thay đổi và hành động tích cực cải tiến, nên không khó khăn để hiểu được vì sao nhà đầu tư vẫn lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu.  

Vị trí địa lý & Tài nguyên thiên nhiên

Với vị trí địa lý thuận lợi chung đường biên giới với hàng loạt quốc gia khác, đây sẽ là đòn bẩy đưa Việt Nam là điểm đầu tư quan trọng số một trong khu vực Đông Nam Á. Sở hữu đường bờ biển dài cũng là điều kiện lý tưởng để đầu tư cho những ngành hàng hải, du lịch, hay đặc biệt là tiềm năng phát triển thành trung tâm tài chính của khu vực.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn có một lượng tài nguyên thiên nhiên khổng lồ và đa dạng như quặng sắt, nhôm, đồng, mangan, niken, . ..

Lực lượng lao động trẻ dồi dào

Bên cạnh nền kinh tế đang phát triển nhanh, Việt Nam còn tự hào có gần 60 triệu lao động với một nửa dưới 39 tuổi. Chính phủ đã tập trung vào cải cách giáo dục và các chính sách giúp thúc đẩy lực lượng lao động qua đào tạo nghề. Chính phủ còn đưa ra các cải cách giúp tăng năng suất, kỹ năng và chất lượng lao động. Gần 95% lực lượng lao động biết chữ, 5% thành thạo tiếng Anh và 10% được coi là “Có tay nghề cao”.

Một lợi thế cạnh tranh khác của Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư là mức lương tối thiểu rất cạnh tranh so với các nước châu Á khác, mức lương này dao động từ US$132/tháng đến US$190/tháng tùy thuộc vào khu vực kinh tế. Với tỷ lệ cạnh tranh này, nhiều nhà đầu tư đang muốn dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam như một phương án cắt giảm chi phí thay thế.

Một số công ty sản xuất lớn và chuỗi cung đã chuyển nhà máy vào Việt Nam như Foxconn, Panasonic, LG, Google, Intel. Sự thay đổi này càng hấp dẫn bởi sự hỗ trợ của Chính phủ đối với các nguồn vốn FDI thông qua các hiệp định thương mại tự do và chính sách ưu đãi thuế.

Với tốc độ phát triển kinh tế ấn tượng, môi trường đầu tư thân thiện và tiềm năng phát triển không ngừng, Việt Nam thực sự là một điểm đến đáng để đầu tư trong tương lai mà các doanh nghiệp FDI đang hướng tới.

Bài viết Liên quan