Tin thị trường
Hạ tầng giao thông Bình Thuận tăng tốc hoàn thiện sẵn sàng đón sóng đầu tư
15/01/2025
Hạ tầng giao thông tạo đòn bẩy cho bất động sản công nghiệp miền Nam cất cánh
Theo báo cáo bất động sản Công nghiệp của Savills, tổng diện tích đất công nghiệp Việt Nam đã đạt hơn 38.200 ha với 203 khu công nghiệp đang hoạt động, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 5% so với năm trước.
Với vị trí chiến lược nằm gần "thung lũng Silicon của châu Á" gồm Quảng Châu, Thâm Quyến và Đông Hoàn (Trung Quốc), Việt Nam đang vươn lên trở thành một mắt xích quan trọng trong chiến lược “Trung Quốc +1”. Lợi thế này không chỉ giúp các tập đoàn quốc tế đa dạng hóa chuỗi cung ứng mà còn giảm thiểu rủi ro địa chính trị, biến Việt Nam thành mắt xích vàng trong mạng lưới sản xuất toàn cầu.
Cùng với đó, các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm được triển khai mạnh mẽ đã gia tăng sức hút của Việt Nam đối với các nhà đầu tư. Với hơn 7% GDP được phân bổ vào các dự án lớn như cao tốc Bắc - Nam, sân bay quốc tế Long Thành, và cảng nước sâu Cái Mép, Việt Nam đang mở rộng kết nối trực tiếp với các thị trường lớn tại châu Âu, Mỹ, và Đông Nam Á.
Xem thêm: Bùng nổ dòng vốn FDI - kích hoạt bất động sản công nghiệp giáp ranh Đồng Nai
Đặc biệt, sự hình thành và phát triển của siêu sân bay quốc tế Long Thành, dự kiến trở thành một trong những sân bay hàng đầu khu vực, đang đóng vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy thị trường bất động sản công nghiệp phía Nam. Việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông đã giúp bất động sản Công nghiệp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, đặc biệt là bất động sản công nghiệp phía Nam khi sở hữu siêu sân bay quốc tế Long Thành.
Sân bay quốc tế Long Thành - “siêu dự án” tại Đông Nam Á
Sân bay quốc tế Long Thành là một trong những dự án hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia và Đông Nam Á. Dự án được kỳ vọng trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội và là đòn bẩy cho thị trường bất động sản công nghiệp phía Nam.
Dự án sân bay này đi qua 6 xã thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, gồm Long An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Suối Trầu, Bàu Cạn, và Long Phước. Với vị trí chiến lược này, sân bay không chỉ kết nối các tỉnh thành trong nước mà còn tạo ra sự thuận tiện trong giao thương quốc tế.
Người dân và du khách quốc tế sẽ dễ dàng di chuyển đến các vùng kinh tế trọng điểm nhờ mạng lưới cao tốc hiện đại:
- TPHCM – Long Thành – Dầu Giây: Kết nối trung tâm TP.HCM.
- Biên Hòa – Vũng Tàu: Hướng đi trực tiếp tới khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Bến Lức – Long Thành: Kết nối Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
- Dầu Giây – Phan Thiết: Mở lối đến các thành phố biển miền Nam Trung Bộ.
Không chỉ tạo động lực phát triển cho khu vực Đồng Nai, sự hiện diện của sân bay quốc tế Long Thành còn thúc đẩy hoàn thiện mạng lưới giao thông vệ tinh tại các tỉnh giáp ranh. Điển hình, tỉnh Bình Thuận đang tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng giao thông để bắt kịp xu thế kết nối và khai thác tiềm năng kinh tế khi sân bay đi vào hoạt động.
Xem thêm: Nhà Xưởng Xây Sẵn Chiếm Lĩnh Thị Trường Bất Động Sản Công Nghiệp
Hạ tầng giao thông Bình Thuận hoàn thiện đón sóng “Siêu sân bay”
Hiện tại, Bình Thuận sở hữu mạng lưới giao thông đường bộ đa dạng, bao gồm 4 tuyến quốc lộ (QL 1, QL 28, QL 28B, QL 55) và 11 tuyến đường tỉnh nổi bật như ĐT.713, ĐT.720, ĐT.766, ĐT.706B. Đồng thời, hệ thống cao tốc hiện đại kết nối Bình Thuận với các trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đang được đầu tư mạnh, bao gồm: Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, Cao tốc Long Thành – Dầu Giây, Cao tốc Phan Thiết – Vĩnh Hảo, Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo.
Bên cạnh đó, Bình Thuận đang triển khai dự án nâng cấp tuyến đường Z30A, tuyến giao thông huyết mạch của xã Đông Hà. Đường Z30A có vai trò quan trọng trong kết nối các cụm công nghiệp lớn như Đông Hà, Nam Hà, Nam Hà 2, cũng như các khu dân cư, vùng sản xuất và trang trại chăn nuôi. Dự án mở rộng đường Z30A dài 8km với mặt đường rộng 13m, hứa hẹn nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và kết nối vùng sản xuất.
Không chỉ tập trung vào đường bộ, Bình Thuận còn sở hữu tuyến đường ven biển dài 237 km, trong đó một số đoạn đi trùng với QL1, ĐT.706B, ĐT.719B và ĐT.716. Kết nối này tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển và logistics.
Về giao thông đường thủy, Bình Thuận hiện có 3 cảng biển lớn đang hoạt động: cảng Phan Thiết, Phú Quý, và Vĩnh Tân. Cảng Sơn Mỹ cũng đang trong quá trình quy hoạch và thu hút đầu tư, giúp kết nối dễ dàng với các cảng quốc tế lớn như Cái Mép – Thị Vải và Cát Lái.
Đóng góp vào sự phát triển hạ tầng giao thông Bình Thuận còn có sân bay Phan Thiết, một sân bay lưỡng dụng phục vụ cả quân sự và dân sự với tổng diện tích 543 ha. Đồng thời, từ Bình Thuận, việc di chuyển đến sân bay quốc tế Long Thành và Tân Sơn Nhất chỉ mất từ 1,5 – 2 giờ, mang đến sự thuận tiện vượt trội trong giao thương và kết nối quốc tế.
Hệ thống hạ tầng đồng bộ, đa dạng và không ngừng nâng cấp đang đưa Bình Thuận trở thành điểm sáng trong khu vực, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội và sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư từ thị trường bất động sản công nghiệp đang bùng nổ tại Việt Nam.
NHÀ XƯỞNG XÂY SẴN HLI ECOHUB NAM HÀ
- Vị trí: Xã Đông Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận
- Hotline: 0964 582 346
- Email: contact@hoalonginvest.com
- Địa chỉ: 19 Trần Quý Kiên, P. Bình Trưng Tây, TP. Thủ Đức - TP. HCM